Với phương thức xét tuyển bằng học bạ của nhiều trường ĐH hiện nay, dù những thí sinh không đủ điểm đỗ theo phương thức xét tuyển sử dụng điểm THPT quốc gia thì vẫn có khả năng đậu bằng phương thức học bạ. Điều này càng khiến cho các trường CĐ khan hiếm thí sinh, nhiều khoa còn rơi vào tình trạng ế ẩm do không có thí sinh đăng ký nhập học.
Nguồn thí sinh tuyển cho CĐ còn rất ít
Khi các trường ĐH làm công tác tuyển sinh và bắt đầu khai giảng vào tháng 9 thì số phận các trường CĐ lại hẩm hiu vì chưa thể tuyển đủ thí sinh để đào tạo như đúng kế hoạch, nhiều trường đang đứng giữa ranh giới giải thể ngành/ khoa đào tạo có thí sinh đăng ký xét tuyển không đủ chỉ tiêu.
Tuyển sinh CĐ ngày càng khó khăn
Hiện nay các trường CĐ đã chuyển về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nên không cùng chung hệ thống xét tuyển của Bộ GD- ĐT nên khi làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia rất ít thí sinh chú ý đến các trường CĐ.
Chỉ tiêu tuyển sinh của các trường ĐH thì ngày một tăng lên, lại thêm phương thức xét tuyển học bạ thì không có lý do gì các thí sinh không lựa chọn 1 trường ĐH phù hợp mà lại chuyển sang trường CĐ.
Theo tin tức thống kê thì năm 2016 có hơn 200 trường ĐH xét tuyển bằng học bạ, năm 2017 đã tăng lên là 300 trường, một con số tăng trưởng rất nhanh. Còn trong năm 2018, theo tình hình chung thì tỷ lệ ĐH sàng lọc thí sinh rồi mới tới CĐ là rất hiếm hoi. Chỉ tiêu sẽ ngày càng khó khăn không chỉ về chất lượng đào tạo mà còn là thương hiệu của trường, những trường chưa có tên tuổi thì càng khó khăn trong xét tuyển hồ sơ thí sinh.
Thí sinh không mặn mà nhiều với các trường CĐ
Điểm sàn CĐ không còn ý nghĩa khi năm nay Bộ GD- ĐT bỏ điểm sàn, giờ này nhiều trường CĐ khát thí sinh đến nỗi, chỉ cần mang theo bảng điểm, giấy chứng nhận tốt nghiệp hay học bạ là cũng có đủ điều kiện để nhập học trường CĐ. Khi điều kiện tuyển càng dễ dàng thì điều lo lắng là chất lượng đào tạo rồi sẽ ra sao khi ra trường có cơ hội việc làm hay không?
Nhiều trường CĐ cả ở TPHCM và Hà Nội đang như ngồi trên lửa đốt vì giai đoạn này là mùa xét tuyển rầm rộ nhất nhưng không có thí sinh thì thời gian tới cũng không khá khẩm hơn là bao.
Đáng lo ngại hơn là khi bỏ điểm sàn ĐH, thì các trường ĐH sẽ vét thí sinh bằng mọi giá, điều này đang là nỗi lo lắng về chất lượng đâu ra cũng như đầu vào của thí sinh. ĐH top trên cần có điểm sàn ĐH là thí sinh cần đạt điểm thấp nhất từ điểm sàn trở lên để đảm bảo chất lượng học tập tại trường. Các trường ĐH tốp trên là các trường ĐH trọng điểm nên cần thí sinh chất lượng hơn là chạy theo chỉ tiêu tuyển sinh. Không thể để tình trạng chỉ cần đậu tốt nghiệp là có thể vào ĐH!
Những năm gần đây có hàng trăm nghìn cử nhân và thạc sỹ sau khi ra trường không có việc làm, rơi vào tình trạng phải giấu bằng ĐH để đi làm công nhân hoặc lao động phổ thông, những nghề trái với ngành đã theo học.