Sau kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, việc có sai phạm nghiêm trọng trong điểm thi đã phần nào làm mất đi lòng tin của hàng triệu phụ huynh và thí sinh. Qua sự việc này ta thấy được sự gian dối trong thi cử là 1 chuyện, còn vấn đề quan trọng hơn là bệnh thành tích của nhà trường và người lớn. Điểm thi này theo ý kiến của nhiều người thì đang không thực sự phản ánh đúng năng lực của thí sinh.
2 tuần sau khi công bố kết quả điểm thi cho đến nay, nhiều người vẫn chưa hết hoang mang khi con số ấy đã lê tới mức trầm trọng lan ra nhiều địa phương mà không chỉ riêng Hà Giang. Điểm thật, điểm giả rồi đến thí sinh điểm cao lại bị hạ xuống thấp, thật sự không còn niềm tin vào chất lượng điểm thi thật của các thủ khoa, á khoa.
Thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2018
Phải chăng phương án gộp 2 kỳ thi làm một của Bộ GC và ĐT đang đi lệch hướng và vội vàng trong cách thay đổi coi thi cũng như chấm thi giao cho địa phương tự quản?
Theo tin tức đưa tin, đề thi năm nay, ngân hàng câu hỏi và đề thi được đánh giá là khó và có tính phân loại thí sinh cao, nhất là Môn Toán quá khó và môn Văn thì quá dài. Với môn toán thời gian làm bài 90 phút là điều không thể kể cả là giáo sư toán học đi nữa. Điểm thi môn Toán phân bố ở 1 số tỉnh thể hiện sự bất thường, cả nước chỉ có 0,056% thí sinh có điểm môn Toán cao hơn 9 vậy mà riêng Hà Giang đã gần 1,8%, lệch đáng kể so với phân bố của cả nước.
Điểm thi tốt nghiệp THPT dùng để xét tốt nghiệp và xét vào trường ĐH, điều này không đúng với khả năng thực sự của học sinh. Vì thí sinh thi điểm tốt nghiệp thấp chưa chắc đã đúng năng lực và những thí sinh có điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học cũng chưa chắc có điểm cao khi học Đại học.
Ngay từ việc học trên lớp đã không phản ánh đúng năng lực học sinh khi bệnh thành tích ngày càng lan rộng, chính học sinh cho biết, cả lớp đều được nâng điểm chứ không phải điểm thực tế học sinh có được. Nâng điểm để đạt chỉ tiêu, đến khi sinh học sinh đi thi thì can thiệp chạy điểm, nâng điểm cho từ điểm liệt cũng lên đến điểm thủ khoa.
Bệnh thành tích đến bao giờ mới hạn chế được?
Qua 3 năm thử nghiệm thi 2 trong 1, tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho các em khi đi thi, nhưng đổi lại mặt tiêu cực lại đang nhiều hơn tích cực khi xảy ra sự cố mới hay. Vậy câu hỏi đặt ra là, liệu điểm thi các năm trước như thế nào? có đúng chuẩn hay không?
Sự vụ ở Hà Giang chắc chắn không chỉ có năm nay, mà chỉ khi chênh lệch quá nhiều mới bị phanh phui ra như hiện nay. Xét thấy Bộ Giáo dục nên xem xét việc xét tốt nghiệp thông qua học bạ 3 năm học THPT, cònđể xét tuyển Đại học thì có thể tổ chức một kỳ thi chung như trước đây, đưa các em vào các cụm thi và quản lý chặt việc coi thi, Bộ đứng ra chủ trì việc chấm thi, không nên để địa phương chủ trì để không xảy ra tình trạng gian lận, như vậy thì mới có sự công bằng giữa các thí sinh với nhau.
Thiết nghĩ, việc Bộ GD và ĐT đem giáo dục ĐH hiện nay thành hình thức kinh doanh sẽ dẫn đến có rất nhiều hệ lụy, chất lượng sinh viên kiến thức không đồng đều, nhiều sinh viên ra trường không xin được việc…