bac-si-xet-nghiem-hoc-nganh-gi2

Bác sĩ Xét nghiệm học ngành gì? Các yếu tố cần có của bác sĩ Xét nghiệm

Hiện nay Xét nghiệm Y học được nhiều người lựa chọn và đánh giá là ngành có nhiều cơ hội việc làm, tiềm năng phát triển. Vậy Bác sĩ Xét nghiệm học ngành gì? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin về ngành nghề này.

Nội dung tóm tắt

Bác sĩ Xét nghiệm học ngành gì?

Trong nền Y học hiện đại, Bác sĩ Xét nghiệm là một phần không thể thiếu. Cùng với đó ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học là một nghiệp vụ trong ngành Y. Sau khi học xong ngành Xét nghiệm Y học ra đi làm sẽ được gọi là Kỹ thuật viên Xét nghiệm thực hiện những công việc như lấy mẫu bệnh phẩm, vận hành máy móc, xử lý bệnh phẩm, cập nhật kết quả xét nghiệm lên hệ thống.

Những Bác sĩ Xét nghiệm Y học sẽ làm việc tại khoa Xét nghiệm hoặc Cận lâm sàng gồm Hóa sinh, Huyết học – Truyền máu, Giải phẫu bệnh… Bác sĩ Xét nghiệm đều học từ Bác sĩ Đa khoa tiếp đến học sau Đại học về chuyên ngành Xét nghiệm. Họ thực hiện những nhiệm vụ hỗ trợ khâu quản lý, kiểm tra chất lượng kết quả Xét nghiệm, đồng thời tư vấn hỗ trợ Bác sĩ Lâm sàng điều trị căn cứ trên kết quả Xét nghiệm.

bac-si-xet-nghiem-hoc-nganh-gi

Lương Bác sĩ Xét nghiệm ra trường được bao nhiêu?

So với những ngành học khác thì Xét nghiệm Y học luôn có mức lương ổn định hơn, bởi vậy những người lựa chọn ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học có thể yên tâm hơn sau khi tốt nghiệp ra trường.

Mức lương của Bác sĩ Xét nghiệm sau khi ra trường trong khoảng từ 10 – 12 triệu/ tháng. Ở mỗi công việc, vị trí làm mà Bác sĩ sẽ nhận được mức lương khác nhau, cụ thể một số yếu tố ảnh hưởng đến thực lĩnh hàng tháng như:

Nơi làm việc 

Địa điểm làm việc là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của Bác sĩ. Thường khi làm việc ở bệnh viện tư nhân sẽ nhận được lương cao hơn so với bệnh viện công. Có những nơi bệnh viện tư mức lương cao hơn gấp 3 lần so với bệnh viện nhà nước. Bởi bệnh viện tư nhân sẽ dùng nhiều chính sách nhằm thu hút nhân lực.

Mặc dù vậy cốt lõi của những người công tác trong lĩnh vực ngành Y là chữa bệnh cứu người nên dù làm ở cơ sở y tế tư nhân hay bệnh viện công đều không quá quan trọng.

Trình độ chuyên môn

Với sinh viên mới tốt nghiệp ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc nhiều mức lương sẽ thấp hơn so với những người đã công tác lâu năm trong nghề, giàu kinh nghiệm chuyên môn. Nhiều nhà tuyển dụng sẽ căn cứ nhiều vào trình độ chuyên môn là Đại học, Trung cấp hay Cao đẳng và kinh nghiệm chuyên môn để đưa ra mức lương phù hợp.

Bác sĩ Xét nghiệm học bao nhiêu năm?

Trong những năm gần đây, ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học đang có sức hút đối với nhiều bạn trẻ. Hiện nay, cả nước có rất nhiều trường đào tạo ngành này như Trường Đại học Y Dược TP. HCM, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Đại học Y dược Cần Thơ, Trường Đại học Văn Lang,…

Mức điểm chuẩn ngành Xét nghiệm Y học ở các Trường Đại học cũng khá cao. Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm đang được đào tạo ở cả hệ Đại học và Cao đẳng. Trong đó thời gian đào tạo của mỗi hệ đào tạo sẽ khác nhau:

  • Với hệ Đại học, sinh viên ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học sẽ đào tạo trong thời gian 4 năm. Đồng thời trang bị kiến thức chuyên ngành, kỹ năng ngành nghề để đáp ứng tốt được yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp ra trường đi làm.
  • Đối với hệ Cao đẳng Xét nghiệm Y học thời gian đào tạo sẽ rút ngắn hơn trong khoảng 3 năm. Sau thời gian học sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Cao đẳng chính quy từ đó có thể trực tiếp đi làm tại cơ sở Y tế hoặc tiếp tục đi học liên thông lên Đại học.

bac-si-xet-nghiem-hoc-nganh-gi1

Các yếu tố cần có của một bác sĩ Xét nghiệm Y học giỏi

Dù là bất cứ ngành nghề nào cũng đều cần đến yếu tố riêng để phát triển và hoàn thành công việc hiệu quả, với một Bác sĩ Xét nghiệm Y học hay Kỹ thuật viên giỏi cũng cần đến những yếu tố nhất định. Một số các yếu tố cần thiết để trở thành Bác sĩ Xét nghiệm Y học giỏi như:

  • Có đức tính trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ và có tinh thần trách nhiệm cao. Bởi những Kỹ thuật viên Xét nghiệm sẽ cần chú trọng đến chất lượng mẫu bệnh phẩm để cho ra kết quả chính xác. Bên cạnh đó họ cũng cần phải tuân thủ những biện pháp đảm bảo an toàn để bảo vệ bệnh nhân và bản thân khỏi những nguy cơ lây nhiễm.
  • Chăm chỉ và chịu đựng được áp lực công việc. Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học sẽ cần tiếp xúc với bệnh nhân cùng với khối lượng công việc lớn nên người làm trong ngành cần chịu đựng tốt áp lực.
  • Nhanh nhẹn và năng động để đáp ứng nhu cầu thăm khám chữa bệnh của người dân, đồng thời cần nhanh nhẹn xử lý tình huống nhằm đảm bảo tốt chất lượng công việc.
  • Có tính kiên trì và nhẫn nại để đạt được hiệu quả công việc, trong khi đó tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực hiện nay nên công việc này sẽ càng nhiều hơn và đặt ra rất nhiều áp lực cho Kỹ thuật viên, Bác sĩ Xét nghiệm.
  • Luôn có tinh thần ham học hỏi, yêu thích nghiên cứu khoa học nhằm đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho mọi người.

Bác sĩ Xét nghiệm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Cùng với những kiến thức chuyên sâu, kỹ năng tay nghề, tận tụy trong công việc để từ đó góp phần quan trọng trong việc cung cấp chính xác thông tin bệnh tình cho Bác sĩ chuyên khoa.

Qua bài viết trên bạn đọc sẽ hiểu hơn Bác sĩ Xét nghiệm học ngành gì? Từ đó thí sinh sẽ hiểu rõ hơn về ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học và chủ động học tập theo đuổi đam mê nhóm ngành Y Dược.

Rate this post