Có nhiều ý kiến cho rằng nếu để cho địa phương chịu trách nhiệm chấm thi thì sẽ có nhiều tiêu cực vì ở địa phương các cán bộ chấm thi sẽ mang nặng tư duy thành tích và quyền lợi cục bộ. Từ đó dẫn đến những việc làm sai trái tương tự như tại một số điểm chấm thi gian lận nâng điểm như Hà Giang, Sơn La trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay.
Địa phương tư duy nặng về thành tích
Vài năm nay, ở một vài nơi công tác giám sát và coi thi, bảo quản niêm phong bài thi còn lỏng lẻo và thể hiện tính cẩu thả. Cán bộ nếu có chủ đích sẽ dễ dàng lột giấy niêm phong thay đổi nội dung bài thi rồi bỏ vào dán như cũ mà không hề bị phát hiện.
Sẽ khó có công minh nếu giao cho địa phương tự chấm
Với tư duy cục bộ còn ảnh hưởng sâu rộng trong các tỉnh thành khi giám thị coi thi về địa phương có là giảng viên đại học về coi thi nhưng người giám thị chủ chốt lại do người địa phương sắp xếp nên việc can thiệp được là rất khó. Đó là còn chưa nói tới có những phòng thi “đặc biệt” còn được cán bộ coi thi sắp xếp sẵn, tạo điều kiện thuận lợi để qua mắt nhiều người.
Thiết nghĩ công tác chấm thi, chủ trì coi thi do các đại học thì mới đảm bảo sự công bằng cho thí sinh, cần sự trao đổi chấm chéo để có thể hạn chế được tối đa tính cục bộ, tiêu cực của người có quan hệ và chung tình thành.
Thêm nữa về trình độ và năng lực chấm thi của địa phương cũng không so sánh được với các đại học vì vậy bài thi được điểm cao hay thấp cũng chưa chắc đã đúng.
Theo TS Nguyễn Quốc Chính, GĐ Trung tâm khảo thí và Đánh giá chất lượng cho rằng năm sau không nên tính chuyện bỏ hay giữ kỳ thi THPT quốc gia. Bởi vì việc thay đổi mới một hình thức thi cần có lộ trình, khi phương thức thi mới này chưa được sửa chữa để hoàn thiện mà đã vội thay mới thì cũng không nên. Thay vào đó, Bộ GD -ĐT cần cải tổ và tiếp tục cải tiến, sửa đổi sao cho phù hợp khâu chấm thi và coi thi. Nếu không thể, hãy chuyển hình thức thi THPT về cho các trường ĐH tự chủ trì như năm 2015.
Về thông tin tuyển sinh nên để các trường đại học chủ động coi và chấm thi, do đó cần tách riêng 2 mục tiêu thi và tuyển để phù hợp với xu thế chung của thế giới.
Phản đối hình thức thi trắc nghiệm
Hình thức làm bài thi trắc nghiệm có lẽ chỉ phù hợp với các môn thi tự nhiên, các môn thi tự luận như GDCD,… cần cho thí sinh tham gia dự thi bằng hình thức thi tự luận để rèn luyện khả năng tư duy và tính cẩn thận, tỉ mỉ.
Thi trắc nghiệm đang là hình thức dễ khiến đổi trắng thay đen
Thi trắc nghiệm giúp ban chấm thi nhanh chóng và điểm thi chính xác hơn theo suy tính của Bộ GD nhưng cho đến hiện tại, hình thức thi trắc nghiệm này đang khiến cho Hà Giang “nâng điểm” cho thí sinh từ điểm liệt lên thành thủ khoa, giúp Sơn La sửa được trắc nghiệm cả bài thi gốc. Vậy thử hỏi sai phạm tại đây sẽ xử lý ra sao? đây vẫn là câu hỏi của đông đảo phụ huynh và học sinh khi lo lắng rằng sự việc lại trôi đi một cách êm đẹp.
Thiết nghĩ, Bộ GD – ĐT phải đi đến cùng sự việc ở Hà Giang cũng như một số tỉnh có dấu hiệu nghi vấn điểm cao bất thường trong năm nay để nghiêm trị thực tế này và lấy công bằng cho các thí sinh thi bằng năng lực thực tế khác.