Trong những năm gần đây, ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học được nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn học tập tại các trường đại học, cao đẳng. Hãy tìm hiểu về chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học cơ bản trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung tóm tắt
Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học là gì?
Xét nghiệm y học là một nghiệp vụ của ngành y học hiện đại, đây là một khâu thiết yếu trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Phương pháp xét nghiệm được thực hiện bằng việc sử dụng các loại máy móc và thiết bị để phân tích mẫu bệnh phẩm như máu, dịch, phân, nước tiểu… Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng của người bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Mục đích của việc xét nghiệm y học là cung cấp thông tin về tình trạng bệnh, đồng thời đưa ra dự báo nguy cơ mắc bệnh để có biện pháp phòng bệnh tốt hơn. Có thể nói, sự ra đời của xét nghiệm y học là một bước tiến vĩ đại trong lịch sử ngành y, nhờ đó giúp nâng cao hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành y học hiện đại đã áp dụng các phương pháp xét nghiệm bằng các thiết bị và máy móc tiên tiến. Một số loại xét nghiệm như: sinh thiết gan, sinh thiết thận, nghiệm pháp synacthen, xét nghiệm X quang, xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận…
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học cơ bản
Tại các cơ sở y tế, người làm công tác xét nghiệm y học được gọi là Kỹ thuật viên Xét nghiệm y học. Họ sẽ thực hiện các Kỹ thuật Xét nghiệm y học cơ bản như sau:
- Hướng dẫn người bệnh lấy mẫu bệnh phẩm như máu, dịch, phân, nước tiểu… bảo đảm đúng kỹ thuật và chất lượng.
- Pha hóa chất và điều chế các loại thuốc thử dùng trong kiểm nghiệm. Bên cạnh đó chuẩn bị các dụng cụ, máy móc và thiết bị để thực hiện quy trình xét nghiệm đúng kỹ thuật, bảo đảm kết quả chính xác.
- Lưu trữ kết quả xét nghiệm, sau đó chuyển đến các khoa được yêu cầu. Phân tích,nhận định và giải thích cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế về kết quả xét nghiệm.
- Điều chỉnh, kiểm tra tính chính xác của kỹ thuật và kết quả xét nghiệm. Có trách nhiệm bảo quản, vệ sinh và giữ gìn máy móc, hóa chất dùng trong phòng thí nghiệm.
Ngoài ra, đối với những Kỹ thuật viên Xét nghiệm y học có năng lực và trình độ chuyên môn cao còn có thể tham gia nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên ngành. Hoặc các kỹ thuật viên xét nghiệm làm trong lĩnh vực y học dự phòng có thể về hoạt động trong công tác phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe tại địa phương.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học cơ bản
Tại các trường đại học hay cao đẳng Xét nghiệm, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực xét nghiệm y học và có cơ hội thực hành tại các bệnh viện, trung tâm y tế để tích lũy kinh nghiệm. Cụ thể:
Về kiến thức
– Các môn học đại cương gồm: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Lý luận chính trị; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng ĐCSVN; Ngoại ngữ; Tin học, Giáo dục thể chất; Giáo dục Quốc phòng – An ninh…
– Các môn cơ sở ngành: Hóa học; Sinh học; Vật lý y sinh; Sinh lý – mô; Giải phẫu; Dịch tễ; Toán xác suất – thống kê; Nghiên cứu khoa học; Bệnh học nội – ngoại khoa; Dược lý chuyên ngành…
– Các môn học chuyên ngành: Vi sinh; Y sinh học phân tử; Ký sinh trùng; Huyết học tế bào; Huyết học đông máu; Huyết học truyền máu; Xét nghiệm tế bào; Xét nghiệm cơ bản; Xét nghiệm huyết học nâng cao; Kiểm tra chất lượng xét nghiệm; Chống nhiễm khuẩn bệnh viện…
Về kỹ năng
Bên cạnh kiến thức nền tảng và chuyên ngành, các trường y dược còn chú trọng đào tạo và rèn luyện một đội ngũ nhân lực “giỏi về chuyên môn và thành thạo về kỹ năng”. Chính vì vậy, ngoài học tập kiến thức, sinh viên còn có nhiều cơ hội gia các chương trình ngoại khóa hay các buổi tập huấn nhằm nâng cao các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, quản lý thời gian…
Sau khi tốt nghiệp, người học sẽ biết cách vận hành các thiết bị, máy móc hiện đại để thực hiện xét nghiệm, phân tích kết quả xét nghiệm để các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bệnh của từng bệnh nhân.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học cơ bản
Một số tố chất cần có của ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học
Mỗi một ngành nghề đòi hỏi những kỹ năng riêng để đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra. Đối với ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học, người học cần phải rèn luyện những kiến thức và kỹ năng, bao gồm:
Nắm vững kiến thức trong ngành nghề
Để trở thành một Kỹ thuật viên xét nghiệm y học giỏi trong tương lai, khi đang còn ngồi trên ghế giảng đường thì các bạn cần phải tích lũy được những kiến thức cơ bản và kỹ năng chuyên môn. Từ đó có thể giải quyết được các đề trong công việc, có ý tưởng sáng tạo và sử dụng; bảo dưỡng được thiết bị nhằm phục vụ trong công việc tại bệnh viện, trung tâm y tế hay các phòng khám tư…
Biết cách vận dụng kỹ năng vào công việc
Để thực hiện tốt công tác xét nghiệm y học, bạn cần phải vận dụng những kỹ năng đã được học để thực hiện thành thạo công việc chuyên môn. Không chỉ vậy, các bạn cũng cần áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong quá trình thăm khám và điều trị cho từng bệnh nhân.
Có kỹ năng xử lý trong công việc
Dù công tác trong bất kỳ lĩnh vực nào thuộc ngành y tế thì cũng đòi hỏi người làm phải có thái độ tận tụy và hết lòng phục vụ bệnh nhân. Đặc biệt, đối với ngành xét nghiệm y học, bạn cần phải có kỹ năng chuyên môn tốt. Bên cạnh đó biết cách phối với đồng nghiệp để hỗ trợ tối đa trong công việc. Không chỉ vậy, bạn cũng cần có đức tính trung thực, khách quan và có tinh thần nghiên cứu khoa học, không ngừng cố gắng học tập để tích lũy những kiến thức, kỹ năng trong ngành nghề.
Cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học
Trong ngành y học hiện đại, xét nghiệm đã trở thành một bộ phận không thể thiếu tại bệnh viện hay các cơ sở y tế. Hiện nay, tại Việt Nam có hơn 100 bệnh viện tuyến tỉnh, 22 bệnh viện tuyến Trung ương và trên 65 bệnh viện chuyên khoa. Tuy nhiên, nhân lực thực hiện công tác xét nghiệm y học ở nước ta lại đang thiếu hụt khá trầm trọng.
Bên cạnh đó, với việc hàng loạt cơ sở y tế tư nhân liên tiếp được mở ra nên nhu cầu tuyển Kỹ thuật viên Xét nghiệm y học rất lớn. Do đó, có nhiều trường đại học và cao đẳng tuyển sinh cao đẳng Xét nghiệm nhằm đáp ứng nhân lực cho ngành y tế. Sau khi tốt nghiệp ngành học này, bạn có thể làm việc tại các đơn vị như viện xét nghiệm Trung ương, trung tâm y tế dự phòng địa phương, các bệnh viện, trạm y tế… Hoặc cũng có thể thực hiện công tác chuyên môn tại các tổ chức có hoạt động xét nghiệm về bệnh phẩm, dinh dưỡng, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm…
Ngoài ra, ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học còn được đánh giá là một ngành nghề có mức thu nhập khá ổn định. Đối với sinh viên mới ra trường sẽ có mức lương cơ bản từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng. Còn với những người đã có nhiều năm công tác trong ngành thì mức lương nhận được từ 10.000.000 đồng trở lên.