Ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ. Vậy Kỹ thuật Phục hồi chức năng ra làm gì? Để có giải đáp chi tiết và thông tin tổng quan về ngành, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
Hiện nay ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng tại Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ với nhiều triển vọng và tiềm năng phát triển trong tương lai. Chi tiết một số cơ hội phát triển ngành Phục hồi chức năng như:
Số lượng các bệnh lý mạn tính, tai biến mạch máu não, chấn thương cột sống, các vấn đề cơ xương khớp, nhu cầu về dịch vụ Phục hồi chức năng ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó dân số Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng… Điều này kéo theo nhu cầu của mọi người về chăm sóc sức khỏe ngành Phục hồi chức năng tăng nhanh chóng.
Chính phủ và các địa phương đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của PHCN trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nhiều bệnh viện, trung tâm PHCN và cơ sở y tế tư nhân đã được đầu tư nâng cấp, trang bị thiết bị hiện đại và mở rộng quy mô hoạt động. Điều này tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho các chuyên gia trong lĩnh vực này.
Hiện nay công nghệ khoa học phát triển nên được ứng dụng nhiều trong ngành Phục hồi chức năng từ việc sử dụng thiết bị phần mềm đánh giá chức năng đến những liệu pháp ảo và từ xa. Như vậy sẽ giúp nâng cao hiệu quả, đồng thời giảm thiểu chi phí, thời gian phục hồi của người bệnh.
Ngày càng có nhiều cơ sở đào tạo hệ Đại học, Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng tại Việt Nam mở rộng chương trình đào tạo và tuyển sinh ngành Phục hồi chức năng. Chính điều này sẽ đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao.
Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng sinh viên sẽ có đa dạng vị trí cơ hội việc làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ điều trị. Cụ thể một số công việc phổ biến dành cho Kỹ thuật viên ngành Phục hồi chức năng như:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng có thể đảm nhận công việc tại các khoa Phục hồi trong bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh hoặc bệnh viện chuyên khoa…
Trong đó sẽ hỗ trợ Bác sĩ tham gia chẩn đoán, thực hiện những trị liệu nhằm cải thiện, phục hồi sức khỏe cho người bệnh.
Đảm nhiệm công việc tại Trung tâm Y tế, Trung tâm Phục hồi chức năng với vai trò là các chuyên gia xây dựng, tiến hành kế hoạch điều trị Phục hồi chuyên sâu cho người bệnh.
Đối với các sinh viên đã có nền tảng kiến thức chắc chắn, đam mê công việc dạy học sẽ tham gia vào công tác giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học.
Sau khi tốt nghiệp ngành Phục hồi chức năng có cơ hội làm việc tại phòng khám tư nhân, cơ sở Spa Y tế, Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi… Với công việc là tư vấn phương pháp trị liệu, hướng dẫn khách hàng thực hiện các bài tập Phục hồi chức năng tại nhà.
Sinh viên yêu thích các hoạt động xã hội sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn công việc làm tại các nhân viên, tổ chức phi chính phủ. Quá trình làm việc sẽ tham gia vào những chương trình Phục hồi chức năng cộng đồng, thực hiện hỗ trợ người khuyết tật, người bệnh ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện khó khăn… Cùng với đó sẽ thực hiện những buổi tổ chức, hướng dẫn, tập huấn, tư vấn cho cộng đồng và đào tạo kỹ năng Phục hồi chức năng cơ bản cho người dân.
Khi đã có thời gian làm việc thực tế, tích lũy kinh nghiệm, đáp ứng đủ điều kiện mở phòng khám sẽ tự mở cơ sở khám Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng riêng. Điều này mang đến sự độc lập, cơ hội kinh doanh hấp dẫn trong ngành Y tế.
Ngoài Việt Nam, hiện nay tại nhiều quốc gia khác trên thế giới đang thiếu hụt số lượng lớn nguồn nhân lực ngành Phục hồi chức năng như Nhật Bản, Úc, Đức, Hàn Quốc… Điều này sẽ tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp Phục hồi chức năng có thể ứng tuyển làm ở nước ngoài để cải thiện thu nhập.
Đặc thù của công việc trong lĩnh vực sức khỏe, các tố chất, kỹ năng và chuyên môn là các yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vậy nếu có đam mê với lĩnh vực Kỹ thuật Phục hồi chức năng các bạn trẻ cần chú ý trau dồi, rèn luyện các tố chất như:
– Có đam mê và dành sự quan tâm đến sức khỏe, chăm sóc sức khỏe;
– Giàu nhiệt huyết, tình yêu với ngành Phục hồi chức năng;
– Luôn có thái độ bình tĩnh, nhẹ nhàng, thấu hiểu nỗi đau, tình trạng sức khỏe của người bệnh;
– Tinh thần trách nhiệm cao;
– Luôn tận tụy với sự nghiệp chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng;
– Có thái độ khiêm tốn học tập, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao khả năng học hỏi của bản thân;
– Luôn trung thực, khách quan, nghiêm túc trong công việc;
– Tuân thủ mọi quy tắc mà cơ quan, nơi làm việc đề ra.
Có thể thấy rằng ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng sẽ phù hợp với những người dành sự quan tâm đến sức khỏe cộng đồng, luôn muốn đóng góp cho xã hội bằng cách chăm sóc, phục hồi cho những người bị suy giảm chức năng, bệnh tật. Song song với đó đây cũng là ngành có kỹ năng tư duy logic, kỹ năng giải quyết vấn đề, tinh thần trách nhiệm cao, kiên trì trong công việc, có sự nhạy bén, dễ dàng cảm thông với người khác, đặc biệt có khả năng làm việc độc lập và linh hoạt trong đối phó với những tình huống bất ngờ.
Hy vọng rằng với các thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công việc của ngành Phục hồi chức năng, có lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc: Kỹ thuật Phục hồi chức năng ra làm gì? Từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp với mục tiêu sự nghiệp trong tương lai.
Nếu các bạn là thí sinh đang băn khoăn "Ngành Điều dưỡng học trường nào…
Ngành Dược luôn thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên nhờ vào cơ…
Trong trong những câu hỏi thường xuyên được các thí sinh quan tâm là: "Ngành…
Các trường Đại học liên thông ngành Dược cung cấp cơ hội học tập cho…
Năm nhất ngành Dược là giai đoạn quan trọng giúp sinh viên xây dựng nền…
Để có thể trở thành một Dược sĩ chuyên nghiệp, sinh viên cần phải trải…